Các em học sinh thân mến! Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng đối với học sinh hầu hết đều có giun. Nguyên nhân là do vệ sinh chưa tốt, các em chơi đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chín.
Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trong giun, từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột của chúng ta và sinh sản rất nhanh.
Khi các em bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ bị giun ăn mất, hơn nữa chúng ta lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun đằng miệng. Các em sẽ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có giun nhiều quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm chúng ta đau bụng dữ dội.
Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần.
Đề phòng ngừa nhiễm giun chúng ta cần thực hiện tốt những việc sau:
- Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống.
- Thức ăn phải luôn nấu chín, không ăn hoa quả chưa rửa sạch
- Nước uống phải được đun sôi để nguội, không được uống nước lã;
- Không lê la dưới đất;
- Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó gây tác hại cho chúng ta.
- Phòng bệnh bằng cách có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và khi cầm bánh kẹo, sau khi đi vệ sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động: