12phút
|
HĐ1: Giới thiệu chủ điểm tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo:
- Các con ạ, hình ảnh các thầy cô giáo được thể hiện thật chân thực và xúc động qua những cuốn sách, cuốn truyện. Sau đây xin mời cô Ánh giới thiệu với các con khu trưng bày sách truyện của Thư viện Nhà trường theo chủ điểm tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo.
- Tiết học trước cô đã giao việc cho các con tìm đọc những mẩu chuyện, cuốn sách về các thầy cô giáo. Bây giờ, chúng mình cùng thảo luận nhóm tổ để thống nhất 1 cuốn sách mà nhóm mình sẽ chia sẻ trước lớp. Nội dung chia sẻ bao gồm: tên truyện, tác giả, nội dung và cảm nhận của con sau khi đọc câu chuyện đó. (slide nội dung chia sẻ). Thời gian thảo luận 2 phút. Mời các nhóm làm việc.
- GV quan sát.
*) Tổ chức chia sẻ:
- Cô thấy các con thảo luận rất sôi nổi. Các con có sẵn sàng giao lưu chia sẻ những thông tin đó với bạn phóng viên không?
- Xin mời bạn phóng viên.
- Cảm ơn bạn PV đã đến thăm lớp 4A7. Chúng mình sẽ chờ đọc số báo sắp tới.
Cô cảm ơn phần chia sẻ vừa rồi của các nhóm. Cô nhận thấy các nhóm đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các con đã tìm đọc được rất nhiều cuốn sách truyện, bài báo hay về người thầy. Cô mong rằng sau tiết học hôm nay, các bạn lớp mình sẽ tìm đọc hết những cuốn sách mà các bạn đã gợi ý; nếu bạn nào tìm thêm được cuốn nào khác nữa hãy giới thiệu cho cả lớp nhé.
- Những thông tin mà nhóm 3 cung cấp khiến cô thật sự bất ngờ và xúc động. Ngoài thông tin nhóm 3 cung cấp, các con còn biết thông tin gì về thầy Nguyễn Ngọc Ký không?
- Cô cảm ơn các con. Các con ạ, câu chuyện về thầy Ký cô đã được nghe từ ngày còn bé xíu, bé hơn cả các con bây giờ cơ. Thầy giáo NNK không chỉ cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, thầy còn là người tiếp lửa, truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò. Cô mời cả lớp cùng theo dõi một đoạn clip ngắn nói về thầy Ký. (clip thầy Ký)
- Các con ạ, cuộc đời thầy Ký được thầy tái hiện rất chân thực qua những cuốn sách. Thư viện nhà trường có một số đầu sách viết về thầy Ký như cuốn Tự truyện Nguyễn Ngọc Ký – tâm huyết trao đời, Tôi học đại học, Tôi đi học,... (slide ảnh 3 cuốn sách).
- Các đầu sách này ở Tủ sách Văn học, các con có thể tìm đọc rất dễ dàng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuốn Tôi đi học của chính tác giả Nguyễn Ngọc Ký. Đây chính là nội dung của HĐ 2. (Slide h/ả cuốn truyện)
|
– HS thảo luận
– Có ạ!
*) Các bạn hãy giúp mình có thêm thông tin về bài viết trong số báo tới nhé. Nhóm nào sẵn sàng chia sẻ với tớ nào? – Mình mời nhóm 1.
+) Nhóm 1: chia sẻ cuốn: Chu Văn An – người thầy mẫu mực.
- Nhóm 1 rất vui khi được giới thiệu với các bạn những cuốn sách truyện mà chúng mình tìm đọc được ở Thư viện nhà trường.( Nhóm trưởng giới thiệu lần lượt các cuốn sách)
- PV hỏi: Trong các cuốn sách truyện trên, bạn tâm đắc nhất cuốn nào?
- Nhóm mình ấn tượng nhất câu chuyện về thầy giáo Chu Văn An. Các bạn có muốn biết câu chuyện đó như thế nào ko? Nhóm mình đã vẽ tranh dựa theo nội dung truyện và nhờ bố mẹ làm hiệu ứng để hoàn thiện. Mời cô giáo chiếu giúp chúng con ạ! Các bạn hãy cùng xem nhóm mình thể hiện nhé.
- PV: Qua đoạn truyện trên, các bạn thấy thầy giáo Chu Văn An là người như thế nào?
– Mình thấy nhân cách, tài năng và đức độ của thầy Chu Văn An có sức mạnh cảm hóa được cả thần linh, dám trái lệnh nhà trời dù biết trước hậu quả nhưng vẫn làm mưa, giúp người dân vượt qua cơn hạn hán. Tài đức của thầy Chu Văn An thật đáng ngưỡng mộ phải không các bạn?
- HS: Đúng đấy!
- Các bạn có biết thầy Chu Văn An quê ở đâu ko? Thầy Chu Văn An quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì mình đấy. Đây là đền thờ thầy giáo CVA ở xã Thanh Liệt. Qua tìm hiểu, chúng mình còn biết Huyện Thanh Trì còn xây dựng cả 1 ngôi trường THCS mang tên thầy.
Mình thấy thật tự hào khi là người con của huyện Thanh Trì với truyền thống hiếu học từ thời xưa.
- PV: Mình cảm ơn phần trình bày của nhóm 1. Nhóm 1 đã ngược dòng lịch sử và cho chúng mình thấy được tấm gương thầy giáo Chu Văn An - một nhà nho, nhà hiền triết và nhà sư phạm mẫu mực của dân tộc VN.
- PV: Tiếp theo, mình xin mời nhóm 2 nào!
+) Nhóm 2: chia sẻ cuốn: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh
- Đưa tranh hỏi: Các bạn có biết tranh vẽ ai đây ko?
- Đây chính là bức tranh vẽ thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh đấy các bạn ạ. Trước khi lên tàu vượt đại dương ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng làm thầy giáo đấy. Người từng dạy học tại Trường Dục Thanh, TP.Phan Thiết từ tháng 9/1910 đến tháng 3 năm 1911. Nhóm mình rất ngạc nhiên với thông tin này nên đã tìm đọc và biết được nhà văn Sơn Tùng đã ghi lại quãng thời gian Bác dạy học trong hai cuốn sách “Búp sen xanh” và cuốn “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh”.
- Các bạn ạ, cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” có bìa sách màu nâu giản dị, gợi cuộc đời thầm lặng đầy gian khổ hi sinh của Bác. Cuốn sách dày 99 trang, với kích thước 13cm x 19cm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Qua cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận rõ tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ. Đặc biệt, cuốn sách đã tái hiện sinh động hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành với phương pháp dạy học truyền cảm hứng, khai mở cho các em học sinh những hiểu biết về lịch sử dân tộc, tình yêu Tổ quốc, hun đúc ý chí và rèn luyện nhiều kĩ năng trong cuộc sống.
- Xin giới thiệu với các bạn, đây là những hình ảnh mà nhóm tớ đã sưu tầm được về trường Dục Thanh. Trường Dục Thanh là tên viết tắt của trường Giáo dục Thanh Thiếu niên, do các sĩ phu yêu nước thành lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh lãnh đạo đấy.
- Trên đây là phần chia sẻ của nhóm 2. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
- PV: Mình rất cảm ơn thông tin thú vị về Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhóm bạn.
- PV: Các bạn ạ, mình còn biết: dù trong muôn vàn khó khăn khi đang bôn ba ở nước ngoài tìm con đường cứu nước, Bác đã tự mày mò học tiếng nước ngoài và sử dụng thành thạo được tới 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung, Ý, Đức, Nga. Người thực sự là 1 tấm gương về tinh thần tự học để chúng mình học tập.
- PV: Mình thấy nhóm 3 trưng bày rất nhiều cuốn sách. Các bạn có sẵn sàng chia sẻ với mình và cả lớp được không? xin mời phần trình bày của nhóm bạn!
+) Nhóm 3: chia sẻ cuốn: Tôi đi học
- (chỉ vào khu trưng và nói): Kính thưa các thầy cô, thưa các bạn, chúng em xin giới thiệu Góc đọc sách nhỏ - nơi có những cuốn sách hay, những cuốn tạp chí, tờ báo về thầy cô. Ngoài những cuốn sách văn học trong nước, chúng em còn tìm đọc được các cuốn sách văn học nước ngoài viết về thầy cô đáng kính.
Chúng tớ rất ấn tượng về hình ảnh thầy Đuy-sen trong cuốn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai – ma – tốp hay câu chuyện về sự nhiệt thành và tận tâm của cô giáo trẻ trong mẩu chuyện Tâm sự cô giáo trẻ. Cuốn Tốt – tô –chan bên cửa sổ đã cho chúng mình thấy sự quan tâm và yêu thương của thầy cô đã làm thay đổi cô bé bướng bỉnh Tốt – tô –chan. Và còn nhiều cuốn sách khác nữa rất thú vị, các bạn có thể tham quan và tìm đọc ở khu trưng bày của nhóm mình nhé.
- Các bạn ạ, trong các cuốn sách truyện ở đây, chúng tớ rất tâm đắc cuốn truyện của 1 người thầy dùng chân để viết chữ. Các bạn có biết tớ đang nói về ai ko?
- HS dưới lớp: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký !
- Đúng rồi đấy. Cuốn sách tớ muốn nói tới là cuốn Tôi đi học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký do NXB Tổng hợp TP HCM phát hành. Qua cuốn sách này, chúng mình thấy được, từ 1 cậu bé tật nguyền đôi tay do cơn sốt bại liệt, Ký đã dùng đôi chân viết lên cuộc đời thật kì diệu.
- PV: Bạn thích nhất mẩu truyện nào về thầy Ký?
- Tớ rất ấn tượng về mẩu truyện “Không thể học hành như này mãi được”. Đoạn truyện giúp mình thấy học phải có kế hoạch và sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lí, không để cảnh “nước đến chân mới nhảy” như chính tác giả đã viết.
- PV: Cảm ơn bạn.
- PV: Em rất cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể lớp 4A7 đã chia sẻ những cuốn sách hay về các thầy cô giáo đáng kính. Các bạn nhớ đón đọc số báo Nhi đồng sắp tới để xem bài viết đưa tin về lớp mình nhé. Xin chúc các thầy cô và các bạn học sinh luôn mạnh khỏe và có thật nhiều giờ học bổ ích như thế này.
- Cả lớp: Chúng mình chào bạn!
(PV rời khỏi lớp)
- Con thưa cô, thầy Ký được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú ạ!
- Con thưa cô, qua câu chuyện Bàn chân kì diệu trong sách Tiếng Việt lớp 4, con được biết cậu bé Ký hai lần vinh dự được nhận Huy hiệu của Bác Hồ vì nghị lực vượt khó ạ!
- Con rất buồn khi nghe tin thầy Ký đã mất vào tháng 9 vừa rồi ạ!
|
|
b. Chia sẻ
- Cô thấy các nhóm làm việc rất sôi nổi. Các con có sẵn sàng chia sẻ về đoạn truyện các con tâm đắc nhất ko? Nếu đã sẵn sàng, cô mời các con chia sẻ nào!
Cô cảm ơn nhóm 1 và nhóm 2 đã chia sẻ đoạn truyện thật xúc động về sự háo hức, mong muốn đến trường của Ký. Như nhóm 3 vừa chia sẻ, khi đọc mỗi cuốn sách, các con có thể học hỏi cách hành văn của tác giả để vận dụng cho bài văn của mình trở nên giàu hình ảnh hơn nhé.
- GV: Cô đã thấy cánh tay của nhóm 3 giơ lên, mời phần thể hiện của nhóm 3 nào!
- Cô cảm ơn phần thể hiện của các nhóm. Vậy các con có cảm nhận gì sau khi đọc mẩu truyện “Những ngày mon men đến lớp”?
- Thế còn cô Cương, các con có nhận xét gì về cô?
- Các con ạ, từ 1 cậu bé tật nguyền đôi tay, được gia đình, bạn bè và thầy cô hết lòng thương yêu chăm sóc, Kí đã dùng đôi chân, khối óc và trái tim để vẽ nên cuộc đời mình như một huyền thoại. Với những cống hiến cho ngành GD, sau này Ông vinh dự được phong tặng Nhà giáo ưu tú, là hội viên Hội Nhà văn VN. Ông quả là 1 tấm gương sáng về ý chí vượt khó, nghị lực vượt lên số phận, tuy tàn nhưng không phế - như lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
- Các con ạ, từ xưa đến nay có biết bao thầy cô giáo đã thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Trong đó có cả những người con của quê hương Thanh Trì chúng ta. Các con hãy đoán xem họ là ai? Cô mời các con hãy hướng lên màn hình nhé (chiếu video về thầy cô giáo trường Hữu Hoà).
- Trên đây chính là hình ảnh các thầy cô giáo của mái trường Tiểu học Hữu Hoà như các con đã nhận ra đấy.
- Các con ạ, để mang cái chữ đến mọi miền Tổ quốc, không để hs nào bị thất học, nhiều thầy cô đã không quản khó khăn, lặn lội đường xa, đến với những vùng xa xôi lẻo lánh, nơi dân tộc ít người để dạy học, chỉ với một mong muốn giản dị là các con hs có 1 tương lai tươi sáng hơn. Đó cũng là tâm nguyện của toàn ngành giáo dục để tất cả trẻ em đều được đến trường, mỗi ngày đi học là một ngày vui.
|
*) NHÓM 1
- Thưa thầy cô và các bạn, sau khi đọc mẩu chuyện “Những ngày mon men đến lớp”, nhóm con rất muốn thể hiện lại đoạn truyện sau. Xin mời thầy cô và các bạn lắng nghe.
( Đọc diễn cảm đoạn “Một lớp vỡ lòng mọc lên .... nước mắt lã chã tuôn rơi từ lúc nào”.)
- Mình đã thể hiện xong đoạn truyện nhóm mình yêu thích. Các bạn có nhận xét gì ko?
- HS nhóm khác giao lưu: Mình thấy bạn đọc rất diễn cảm đoạn truyện trên. Tại sao các bạn thể hiện đoạn truyện đó?
- Qua đoạn truyện này chúng mình thấy cảnh các bạn nhỏ đi học vui tươi, háo hức, Ký cũng ham thích đến trường nhưng không thể làm gì được vì đôi tay bại liệt. Đoạn truyện này khiến ai cũng xúc động và thấy cậu bé Kí thật đáng thương!
- Cảm ơn bạn. Nhóm 2 của mình cũng rất thích đoạn truyện bạn vừa đọc. Nhóm mình còn học hỏi được cách nhà văn sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.
*) NHÓM 3
- Con thưa cô, con thấy đoạn truyện của hai nhóm bạn đều hay. Nhóm con muốn diễn hoạt cảnh 1 đoạn truyện để các bạn cùng hiểu thêm về nội dung ạ.
Xin kính mời các thầy cô và các bạn theo dõi phần thể hiện của nhóm con ạ!
(Nhóm 3 diễn hoạt cảnh)
- Trên đây là phần diễn hoạt cảnh của nhóm 3, em xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi ạ!
- Con thấy rất ngưỡng mộ sự ham học của cậu bé Ký để được đến trường học như bao bạn khác.
- Con rất khâm phục quyết tâm học chữ của bạn Ký ạ!
- Cô Cương là một cô giáo tuyệt vời, nếu không có cô thì chưa chắc có một người thầy nổi tiếng như bây giờ.
- HS xem video
|